Chuyển đổi kích cỡ giày dép Cỡ_giày_dép

Bàn chân với giày dép và phom giày

Độ dài của bàn chân nói chung được định nghĩa như là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song mà chúng là vuông góc với hai cẳng chân và tiếp xúc với ngón nhô lên nhất và phần nhô lên nhất của gót chân. Độ dài bàn chân được đo với hai bàn chân trần khi đứng và trọng lượng cơ thể phân phối đều trên cả hai chân.

Kích cỡ của chân trái và chân phải thường là hơi khác biệt - trong trường hợp đó cả hai chân đều được đo và kích cỡ giày dép dựa trên chân to hơn.

Mỗi kích cỡ giày dép là phù hợp với một khoảng nhỏ của độ dài bàn chân. Khoang bên trong của giày dép thường là dài hơn bàn chân khoảng 15–20 mm (0,59-0,79 inch), nhưng mối quan hệ này dao động và biến thiên theo các kiểu giày dép khác nhau.

Có 3 độ dài đặc trưng mà một hệ thống kích cỡ giày dép có thể xem xét tới:

  • Độ dài trung bình của bàn chân mà giày dép là phù hợp: Đối với các khách hàng, việc đo đạc này có ưu thế là có mối quan hệ trực tiếp với hai chân của họ. Nó áp dụng tương đương nhau cho bất kỳ kiểu, hình dáng hay vật liệu làm giày dép nào. Tuy nhiên, việc đo đạc này là ít phổ biến trong phạm vi của các nhà sản xuất do nó đòi hỏi họ phải thử nghiệm kỹ lưỡng đối với mỗi kiểu giày dép mới, mà trong đó một khoảng các kích cỡ chân được khuyến cáo. Nó tạo ra một gánh nặng đối với nhà sản xuất trong việc chắc chắn rằng giày dép sẽ khít với chân có một độ dài bàn chân cho trước.
  • Độ dài khoang bên trong của giày: Việc đo đạc này có ưu thế ở chỗ nó có thể dễ dàng được đo trên sản phẩm đã hoàn thiện. Tuy nhiên, nó sẽ biến thiên theo các dung sai sản xuất và cung cấp cho khách hàng chỉ các thông tin tối thiểu về khoảng kích cỡ chân mà giày dép đó là phù hợp.
  • Độ dài của phom giày: Độ dài của mô hình bàn chân mà giày dép được gò ráp theo nó. Phép đo này là dễ nhất cho nhà sản xuất trong việc sử dụng, do nó chỉ xác định độ dài công cụ được sử dụng trong sản xuất giày dép. Nó không đưa ra đảm bảo về các dung sai sản xuất hay kích cỡ bàn chân nào là phù hợp với giày. Nó để lại mọi trách nhiệm và rủi ro cho khách hàng trong việc lựa chọn đúng kích cỡ giày thích hợp cho mình. Ngoài ra, phom cũng có thể được đo theo các cách khác nhau, tạo ra các số đo khác nhau.[1]

Tất cả các phép đo trên khác nhau đáng kể cho cùng một đôi giày dép.

Đơn vị độ dài

Các hệ thống định cỡ cũng khác biệt ở chỗ đơn vị đo lường nào được chúng sử dụng. Điều này tạo ra các gia tăng khác nhau giữa các kích cỡ giày dép do thông thường chỉ các cỡ "toàn phần" hay "bán phần" được sản xuất.

Các đơn vị độ dài sau đây được sử dụng phổ biến ngày nay trong xác định các hệ thống kích cỡ giày dép:

  • Điểm Paris tương đương với ⅔ cm (6,6 mm hay ~0,26 inch). Thông thường chỉ các cỡ toàn phần được sản xuất, với gia số là ⅔ cm. Đơn vị đo này nói chung hay được sử dụng tại châu Âu lục địa.
  • Barleycorn là một đơn vị Anh cổ, tương đương ⅓ inch (8,46 mm). Các cỡ bán phần thường được sản xuất, tạo ra gia số 1⁄6 inch (4,23 mm). Đơn vị này là cơ sở cho các hệ thống định cỡ giày dép kiểu Anh-Mỹ.
  • Các số đo theo hệ mét, tính bằng xentimét (cm) hay milimét (mm) cũng được dùng. Gia số thường là 0,5 cm (5 mm hay ~0,20 inch), nghĩa là nằm trong khoảng các gia số về cỡ của các hệ thống Paris và Anh-Mỹ. Nó được sử dụng trong hệ thống Mondopoint quốc tế và trong hệ thống châu Á.

Do các đơn vị đo lường khác biệt nên chuyển đổi giữa các hệ thống định cỡ khác nhau tạo ra các sai số làm tròn cũng như các cỡ bất thường, chẳng hạn như "10⅔".

Điểm 0

Các hệ thống khác nhau cũng đặt cỡ 0 (hay cỡ 1) tại các vị trí định vị khác nhau:

  • Nếu cỡ 0 được đặt ở mức với độ dài bàn chân bằng 0, thì kích cỡ giày dép là tỷ lệ thuận với độ dài bàn chân trong đơn vị đo lường đã lựa chọn. Các kích cỡ giày dép trẻ em, nam, nữ cũng như kích cỡ của các kiểu giày khác nhau có thể được so sánh trực tiếp. Nó được sử dụng trong các hệ thống Mondopoint và châu Á.
  • Nếu cỡ 0 là độ dài của khoang bên trong giày bằng 0 thì kích cỡ giày dép là tỷ lệ thuận với chiều dài khoang bên trong của giày. Nó được sử dụng trong các hệ thống lấy số đo từ giày dép. Trong khi các loại giày nam, nữ và trẻ em có thể được so sánh trực tiếp, nhưng điều này không nhất thiết phải đúng cho các kiểu giày khác nhau trong đó đòi hỏi phải có các lượng khác nhau cho "khoảng ngọ nguậy". Nó được sử dụng trong hệ thống định cỡ châu Âu lục địa.
  • Ngoài ra, cỡ 0 (hay cỡ 1) có thể chỉ là giày dép với độ dài nhất định đã chọn, thông thường là độ dài ngắn nhất được cảm nhận trong thực tế cho thể loại giày dép đó. Nó có thể khác nhau đối với giày nam, nữ, trẻ em, thanh/ thiếu niên, làm cho việc so sánh các kích cỡ trở thành không thể. Chẳng hạn, giày nữ cỡ 8 thường có độ dài khác với giày nam cỡ 8.

Định danh bề rộng và vòng đai

Một vài hệ thống còn bao gồm cả độ rộng hay vòng đai của chân. Có các phương pháp khác nhau để chỉ ra bề rộng hay vòng đai:

  • Độ rộng đã đo được chỉ ra bằng milimét (mm). Điều này được thực hiện trong hệ thống Mondopoint.
  • Vòng đai (hay độ rộng) đã đo được chỉ ra bằng chữ cái (hay tổ hợp các chữ cái), được chọn ra từ bảng (đánh chỉ mục theo độ dài và độ rộng) hay được gán trên cơ sở được chỉ định trước cho mục đích cụ thể đó (ad hoc): Các ví dụ bao gồm (mỗi ví dụ bắt đầu bằng độ rộng thấp hay hẹp nhất):
  • A, B, C, D, E, EE, EEE, EEEE, F, G
  • 4A, 3A, 2A, A, B, C, D, E, 2E, 3E, 4E, 5E, 6E
  • N (hẹp), M (trung bình) hay R (thông thường), W (rộng)

Độ rộng bàn chân chính xác mà các cỡ này là phù hợp có thể dao động đáng kể giữa các nhà sản xuất. Các chỉ thị bề rộng A-E được một số nhà sản xuất giày dép Anh-Mỹ sử dụng, thông thường dựa trên độ rộng của bàn chân, với gia số cho mỗi cỡ là 12/38 inch (6 mm) hay 3/16 inch (5 mm).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cỡ_giày_dép http://www.iso.ch/iso/en/CatalogueDetailPage.Catal... http://brannock.com/cgi-bin/start.cgi/brannock/his... http://brannock.com/cgi-bin/start.cgi/brannock/ins... http://www.brannock.com/conversion.html http://www.cueronet.com/auqtic/Visual%20Displays/V... http://www.etoolsage.com/converter/ShoesizeConvert... http://www.labsafety.com/refinfo/ezfacts/ezf329.ht... http://www.tennis-warehouse.com/TWInt/Twint_Pages/... http://www.ginza-yoshinoya.co.jp/featuring/ashigat... http://www.rakuten.co.jp/yokamon/428396/432155/433...